Thuộc tính Formaldehyd

Mặc dù fomanđêhít là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong nước và chủ yếu được bán ra dưới dạng dung dịch 37% trong nước được gọi theo tên thương phẩm là foocmalin hay foocmôn. Trong nước, fomanđêhít bị pôlyme hóa và foocmalin trên thực tế chứa rất ít fomanđêhít ở dạng đơn phân H2CO. Thông thường, các dung dịch này chứa thêm một chút mêtanol để hạn chế sự pôlyme hóa.

Fomanđêhít có các thuộc tính hóa học chung của các anđêhít, ngoại trừ nó là anđêhít hoạt động mạnh nhất. Fomanđêhít là một chất có ái lực điện tử (electrophil). Nó có thể tham gia vào các phản ứng thế thơm ái lực điện tử với các hợp chất thơm và cũng có thể tham gia các phản ứng cộng ái lực điện tử với các anken. Trong sự hiện diện của các chất xúc tác có tính bazơ, fomanđêhít tham gia vào phản ứng Cannizaro để tạo ra axít formic và mêtanol.

Fomanđêhít bị pôlyme hóa theo hai hướng khác nhau để tạo ra tam phân vòng, 1,3,5-triôxan hay pôlyme mạch thẳng pôlyôxymêtylen. Sự hình thành của các chất này làm cho khí fomanđêhít có các tính chất không tuân theo các định luật của khí lý tưởng một cách rõ nét, đặc biệt ở các nhiệt độ thấp hay áp suất cao.

Fomanđêhít dễ dàng bị ôxi hóa bởi ôxy trong khí quyển để tạo ra axít formic. Dung dịch fomanđêhít vì thế phải đóng nắp chặt để ngăn không cho tạo ra chất này trong quá trình lưu trữ.

Hòa tan trong dung môi hữu cơ

Trong êtanol, axeton, DMSO| thì fomanđêhít hòa tan trên 100 g/100 ml. Nó cũng hòa tan tốt trong ête, benzen và một số dung môi hữu cơ khác nhưng không hòa tan trong clorofom.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Formaldehyd http://www.irsst.qc.ca/files/documents/PubIRSST/RG... http://redpoll.pharmacy.ualberta.ca/drugbank/cgi-b... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/213765 http://chemistry.stackexchange.com/questions/12232... http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=C%3... http://chemsub.online.fr/name/formaldehyde.html http://www.cdc.gov/niosh/npg/npgd0293.html http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85050805 http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://chem.sis.nlm.nih.gov/chemidplus/rn/50-00-0